当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Marseille vs Lyon, 2h45 ngày 3/2: Phong độ sa sút 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Kèo vàng bóng đá MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2: Tin vào Quỷ đỏ
Thỉnh thoảng, có vài người rỉ tai tôi bảo chồng tôi có nhân tình, có người còn “tốt bụng” đến tận nhà, lấm lét hỏi chồng tôi ở nhà không rồi thông báo với tôi “một chuyện rất quan trọng”: “Tôi nhìn thấy chồng cô tình tứ với một cô gái trẻ”. Tôi mỉm cười, cảm ơn họ đã quan tâm và bảo rằng chuyện gia đình tôi tôi tự biết cách lo liệu. Tôi biết người ta chẳng phải vì quan tâm hay lo lắng cho hạnh phúc gia đình tôi, họ chỉ là tò mò, có thể có phần hả hê trước nỗi đau của người khác.
Có đôi lần chồng tôi hỏi “Em có thấy hạnh phúc khi sống chung với anh không?”. Tôi bảo rằng: “Em cảm thấy hạnh phúc hay không, phần nhiều là do anh quyết định?”. Tôi yêu chồng tôi, nhưng rồi tình yêu đó dần cũng trở thành nỗi đớn đau và mệt mỏi khi tôi phải gồng mình níu giữ. Gia đình tôi xưa nay vốn ấm êm không điều tiếng. Cả hai đều có học thức, có vai vế trong xã hội. Nhưng hôn nhân hạnh phúc hay không lại hoàn toàn không phụ thuộc vào những điều đó. Ý thức giữ gìn gia đình là một chuyện, lí lẽ trái tim lại là chuyện khác. Có chăng chỉ là khi tình yêu phai nhạt, chúng tôi không làm ầm ĩ lên đổ lỗi quy kết đối phương mà thôi.
Người tình của chồng tôi theo như tôi biết là một cô gái còn rất trẻ. Cô là sinh viên, là học trò của chồng tôi, hẳn là rất xinh đẹp, rất thông minh nên mới khiến một người đàn ông đã đủ chín chắn như chồng tôi rung động. Và tôi nghĩ rằng tôi cần gặp cô gái ấy một lần.
Cô gái ngồi trước mặt tôi, tay vân vê cây bút, cô ấy cứ cúi đầu một hai “cháu xin lỗi cô”. Tôi hỏi:
- Cháu còn trẻ, yêu một người đàn ông lớn tuổi như thế, có thực là vì yêu hay chỉ là lòng ngưỡng mộ?
- Cháu yêu thầy ạ. Nhưng cháu…
- Cháu còn trẻ, còn cả tương lai dài phía trước. Cháu còn rất nhiều cơ hội để tìm cho mình một người đàn ông tốt. Bố mẹ cháu hẳn là hi vọng ở cháu rất nhiều, họ sẽ thế nào nếu biết con mình yêu một người bằng tuổi cha tuổi chú, họ sẽ thế nào nếu biết con rể mình chỉ bằng tuổi mình, có phải là điều dễ dàng chấp nhận không?
- Cháu…
- Nếu cháu đã suy nghĩ đến những vấn đề đó mà vẫn kiên định. Nếu cháu tin rằng mình lựa chọn đúng, thì cô cũng không cho rằng cháu sai. Là con gái, ai cũng mơ được gặp một người đàn ông của riêng mình. Đến với chồng của cô, cháu chắc chắn sẽ có những thiệt thòi. Chỉ có điều nếu cháu đã lựa chọn, thì phải sống thật hạnh phúc, bởi nó được đánh đổi bằng sự mất mát và đớn đớn của người khác.
Tôi đứng dậy rồi, cô gái vẫn ngồi đó, bất động trong những giọt nước mắt lăn dài.
Tôi biết đã đến lúc tôi nên buông bỏ. Níu kéo một cuộc hôn nhân không phải bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất một khi trái tim ai đó đã lạc lối mất rồi.Tôi đề nghị li hôn, chồng tôi có vẻ ngạc nhiên vì nó đến sớm hơn anh dự định. Anh là một người thầy, một tiến sĩ. Hàng ngày anh đứng trước bao nhiêu học trò. Anh cũng không còn đủ trẻ để có thể xem yêu đương như một cuộc chơi mạo hiểm. Việc anh dám từ bỏ gia đình chỉ vì yêu sinh viên của mình đã là một việc làm can đảm, hẳn cũng đã cân nhắc dằn vặt mình nhiều lắm. Suy cho cùng, cả hai người họ đều can đảm. Tình yêu thì không phân biệt tuổi tác, địa vị. Tình yêu chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta cảm thấy cần có nhau, sẽ vì nhau mà dám từ bỏ những điều lớn lao khác.
Hẳn có ai đó sẽ cho rằng tôi dại dột để một con bé vắt chưa sạch mũi giật mất chồng. Không, sẽ không ai đủ sức kéo chồng tôi ra khỏi gia đình nếu chính anh ta không muốn. Đàn ông không ngờ nghệch và ngu muội đến vậy. Một gia đình tan vỡ, lỗi không phải lúc nào cũng do kẻ thứ ba. Với lại trong tình yêu, ai không được yêu chính là kẻ thứ ba. Tôi đã chọn cách buông bỏ, bởi tôi không muốn mình là người thứ ba trong mối quan hệ này.
Tôi nói với các con tôi: Nếu bố mẹ chia tay, người đau khổ nhất là mẹ, nhưng mẹ đã chấp nhận được thì các con không có lý do gì mà không thể chấp nhận. Hoặc là bố mẹ vẫn sống với nhau vì các con, cho các con có một gia đình đầy đủ theo nghĩa nào đó, hoặc là bố mẹ chia tay để bố con có hạnh phúc mới, mà mẹ cũng nhẹ lòng, các con nghĩ nên chọn giải quyết vấn đề theo hướng nào? Và các con tôi bảo rằng chúng tôi nên li hôn.
Chúng tôi đã chia tay nhau như thế, không ầm ĩ, không oán trách, chỉ có những hụt hẫng mất mát trong lòng không dễ gì ai nhìn thấy được. Các con tôi cũng đã đủ lớn để tôi có thể nói với chúng rằng: Đôi lúc chúng ta phải trở thành anh hùng của chính mình. Có thể người khác không quan tâm tim ta đang đau đến độ nào nhưng bản thân ta phải biết cách bảo vệ trái tim mình để đừng làm nó đau thêm nữa. Từ bỏ không phải lúc nào cũng có nghĩa là yếu đuối, mà nó có nghĩa là ta đủ mạnh mẽ để buông tay.
(Theo Dân Trí)
" alt="Chồng tôi có nhân tình"/>Dấu tích cuối cùng
Trong căn nhà nhuốm màu thời gian, bà Phạm A Nạp (SN 1946, quận 11, TP.HCM) ngồi trầm tư. Không mấy ai biết, ngôi nhà này từng là nơi sinh sống của nhóm phụ nữ độc thân, thề không bao giờ lấy chồng giữa Sài Gòn xưa.
Những người phụ nữ này thường được gọi là “Tự sơ nữ”, “chị má” hoặc “bà cô”. Họ là nhóm phụ nữ quyết tâm sống độc thân, không bao giờ lấy chồng từ Trung Quốc đến vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn sinh sống, làm việc từ những năm 1900-1942.
Khi về già, bằng nhiều cách, các tự sơ nữ tự lập những ngôi nhà cho riêng mình. Kỷ lục gia Dương Rạch Sanh, người có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về tự sơ nữ cho biết, trước đây, vùng Sài Gòn-Chợ Lớn có nhiều ngôi nhà của “chị má”, “bà cô”.
Những ngôi nhà này có tên gọi rất đặc trưng như: Phổ Thắng Đường, Nhất Đắc Đường, Hợp Thành Đường, Tái Trân Đường, Thủ Trân Đường… Và, Tụ Quần Cư là một trong số đó.
Theo thời gian, tự sơ nữ lụi tàn. Những ngôi nhà của “bà cô”, “chị má” cũng dần biến mất. Đến nay, dấu tích của nhóm phụ nữ này chỉ còn sót lại tại Tụ Quần Cư nằm ở số số 150 đường Trần Quý, phường 6, Quận 11, TP.HCM.
Tụ Quần Cư là căn nhà nhỏ, lọt thỏm giữa những căn hộ khang trang xung quanh. Ngôi nhà có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Pháp và Trung Hoa. Tường căn nhà được xây bằng gạch đặc và vữa thạch cao.
Đến nay, màu thạch cao trắng đã ố vàng, nhiều nơi bị bong tróc nham nhở. Bên trong, các bức tường và trần nhà lót gỗ ám khói bếp đen kịt. Không gian căn nhà vốn đã chật hẹp càng trở nên tối tăm, ẩm thấp.
Anh Dương Rạch Sanh cho biết: “Nhóm “bà cô” đầu tiên thành lập Tụ Quần Cư vốn sinh sống gần khu vực “Giếng Nước” nay là khu vực giao lộ đường Tản Đà và đường Tân Hàng (quận 5, TP.HCM). Sau này, họ mua lại căn nhà dài 18m đối diện trường Sùng Chính, nay là trường Âu Cơ”.
“Một thời gian sau, có thêm một nhóm “bà cô” đến sinh sống nên họ dùng tiền để dành mua căn nhà số 150, đường Trần Quý. Họ nối thông hai căn làm một, tạo thành ngôi nhà có hai mặt tiền như hiện nay. Nhóm này đặt tên nhà là Tụ Quần Cư. Vào lúc có đông người ở nhất, Tụ Quần Cư có đến 16 “bà cô” sinh sống”, anh Sanh nói thêm.
Hiện nay, một phần Tụ Quần Cư đã bị giải tỏa. Sau lần giải tỏa đầu, nhiều vật dụng của các tự sơ nữ không còn. Ngoài chiếc bàn gỗ dùng để bày biện hương án ở căn phòng chính và 1 chiếc phản gỗ cũ kỹ bên trong, Tụ Quần Cư hầu như không còn vật dụng gì đáng giá.
Nơi ở của những phụ nữ không lập gia đình
Dẫu vậy, nơi đây vẫn là nơi sinh sống của bà Nạp và những người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Họ đều là những phụ nữ không lập gia đình, đến từ Trung Quốc khi mới được 15-16 tuổi.
Bà Nạp kể: “Xưa kia, nhà này đông người ở lắm. Lúc đông nhất có đến 30 người cùng ở. Các bà, các cô đều không lấy chồng và đều là người Hoa. Bây giờ, nhiều cô, chị lớn tuổi qua đời, nhà chỉ còn 2-3 người ở thôi. Tôi là người cao tuổi nhất và biết chút ít tiếng Việt”.
Bà Nạp rời quê hương đến Sài Gòn lúc 15 tuổi. Tại đây, bà xin vào làm thuê cho các gia đình người Hoa. Công việc chính của bà Nạp là làm việc nhà như: giặt giũ, nấu nướng, chăm sóc trẻ… cho các gia đình giàu có.
Khi được 30 tuổi, vì không lập gia đình, không có người thân thích tại Việt Nam, bà xin được vào ở trong Tụ Quần Cư.
Thời gian đầu sinh sống tại Tụ Quần Cư, hàng ngày, bà vẫn đến nhà chủ làm việc, tối trở về nấu cơm, ăn chung với các chị em tại đây. Khi có tuổi, không thể tiếp tục phục vụ chủ, bà Nạp về ở hẳn tại Tụ Quần Cư.
Để mưu sinh, bà chọn nghề đan lát. Bà nói: “Khi còn ở quê, tôi được ông bà dạy rất nhiều nghề thủ công. Khi không còn đi làm thuê cho chủ được, tôi chọn nghề thủ công nào phù hợp với hoàn cảnh để làm kế mưu sinh”.
“Thấy nghề đan lát sống được, tôi mua tre về đan các vật dụng gia đình đem bán kiếm sống. Bây giờ già rồi, tôi không làm được nữa và cũng không sống được với nghề nên chỉ ở vậy đợi ngày về với ông bà”, bà nói thêm.
Theo Kỷ lục gia Dương Rạch Sanh, các cụ bà đang sinh sống trong Tụ Quần Cư không phải là tự sơ nữ mặc dù họ cũng không lập gia đình. Họ đơn giản là những phụ nữ độc thân, không nơi nương tựa và xin vào ở trong Tụ Quần Cư khi đã có tuổi.
Điều này được bà A Nạp khẳng định. Khi được hỏi, bà Nạp không hề biết và có ấn tượng gì về tự sơ nữ. Bà chỉ biết, trước khi đến Tụ Quần Cư, nơi đây đã có rất nhiều phụ nữ không lấy chồng sinh sống.
Từ đó đến nay, như một quy luật bất thành văn, Tụ Quần Cư trở thành nơi sinh sống, trú thân của phụ nữ không lấy chồng. Những người đã thôi chồng, góa phụ cũng không được vào ở.
Bà A Nạp chia sẻ: “Mọi người ở đây không lấy chồng vì sợ cuộc sống hôn nhân, gia đình. Có người sợ lấy phải người chồng không tốt, có người sợ bị gia đình chồng xem thường, có người không muốn vướng bận con cái… nên cứ ở vậy, không lập gia đình”.
“Ngày xưa, tôi cũng có nhiều người theo đuổi lắm. Có người còn đuổi theo xin cưới nhưng lúc đó cuộc sống tôi nghèo khó lắm. Tôi sợ cưới nhau càng nghèo khó hơn nên quyết từ chối rồi sống một mình đến bây giờ. Tôi không nhớ và không biết gì về chuyện các tự sơ nữ ở nhà này”, bà nói thêm.
Bài, ảnh:Hà Nguyễn
" alt="Bên trong ngôi nhà của nhóm phụ nữ thề không lấy chồng ở Sài Gòn xưa"/>
Bên trong ngôi nhà của nhóm phụ nữ thề không lấy chồng ở Sài Gòn xưa
Khán giả dưới 16 tuổi không được xem '(Sex) Appeal'
Phim 16+ của Trần Bảo Sơn tranh giải 5000 đô" alt="Hoa hậu Ngô Phương Lan tái xuất sau lấy chồng"/>Một buổi trưa giữa tháng Tư, đang lúc ăn cơm thì có tin báo cống thoát nước tại chợ Đông Hà (phường 1, TP Đông Hà) gặp sự cố về dòng chảy. Ngay lập tức, đội công nhân xử lý nước thải thuộc Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị (MT&CTĐT) TP Đông Hà đặt vội bát đũa, mang đồ phòng hộ và có mặt tại nơi gặp sự cố.
Sau khi mang đầy đủ đồ bảo hộ, 2 người cùng nhau bật nắp cống và đợi khoảng 20 phút cho không khí vào, thoáng khí. Sau đó họ tiến xuống nơi mà được người đi chợ ví rằng “chết đi còn sướng hơn xuống dưới đó” để khai thông dòng chảy.
Mùi dưới đấy quả thực là quá kinh khủng, nhiều người còn không dám đến gần nhưng những người công nhân này thì chui xuống một cách không đắn đo.
Để tránh tuyệt đối rủi ro xảy ra nên đội công nhân có ca trực chiều đó sẽ luân phiên nhau xuống cống. Cứ vài phút sẽ thay đổi người xuống một lần.
Dụng cụ các anh mang theo lúc xuống là một chiếc bay nhỏ, một cái thau nhỏ để vớt rác thải lên. Do mới nạo vét ít ngày trước nên giờ cống hiện đã sạch sẽ hơn. Chỉ là do người dân vứt bao bì không đúng nơi quy định nên khi gặp mưa, rác sẽ cùng dòng chảy trôi xuống gây tắc nghẽn cống.
Khom người đi trong cống vài mét, cuối cùng họ cũng đã đến được nơi tắc nghẽn. Đội công nhân không ai bảo ai, lập tức bắt tay vào việc, người thì bới móc, người dùng bay xúc đất cát, người cầm xô truyền tay nhau đổ ra ngoài.
Những người công nhân làm công việc này 24/24h. Cứ hễ chỗ nào gặp trục trặc thì họ liền có mặt. Bất kể nắng mưa, giữa trưa hay đêm tối. Cứ khi nghe điện thoại reo họ sẽ có mặt.
Chị Nguyễn Thị Chi (SN 1987, tiểu thương tại chợ Đông Hà) niềm nở: “May có các chú chứ không thì khi cống tắc nghẽn, mùi hôi thối nồng nặc như này chúng tôi không biết kêu ai”.
Ông Nguyễn Đình Quang Văn - Đội phó Đội Chiếu sáng - Thoát nước, Công ty CP MT&CTĐT TP Đông Hà) cho biết: “Hiện nay, trong thành phố vẫn đang còn một bộ phận người dân chưa có ý thức trong việc vứt rác dẫn đến việc rác ứ đọng khiến cống bị tắc nghẽn. Rất mong người dân có ý thức trong việc vứt rác, vì một thành phố xanh - sạch - sáng”.
Bảo Lâm - Quang Thành
" alt="Theo chân những người quanh năm ‘rửa ruột’ cho thành phố"/>Theo chân những người quanh năm ‘rửa ruột’ cho thành phố
Nghệ sĩ Tự Long bức xúc vì bị xâm hại nhà ở
Mỹ Linh lúng túng vì Việt Hoàn
Hà Hồ, Mỹ Linh hát cùng tài năng dương cầm
" alt="Tự Long suýt gặp nguy khi ôm eo Mỹ Linh"/>